Halal và Haram ?
Halal là gi? Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”, đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”. Halal và Haram là những thuật ngữ phổ biến áp dụng cho tất cả các khía cạnh đời sống, kinh tế xã hội của người Hồi giáo. Tuy nhiên, trong khuôn khổ dịch vụ cung cấp,chúng tôi chỉ đề cập đến lĩnh vực liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ bao gồm: Thực phẩm và đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm chức năng và các dịch vụ halal.
Dấu chứng nhận Halal của Nhật Bản
Sản phẩm Halal:
Là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần haram (bị cấm) và đảm bảo sự “TINH KHIẾT” trong suốt quá trình sản xuất.
Chứng nhận Halal:
Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giátheo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
Chứng chỉ Halal:
Là giấy chứng nhận, xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.
Hiểu về Halal:
– Thực phẩm chay 100 % không có nghĩa là Halal;
– Không thịt heo, không mỡ heo không có nghĩa là Halal;
– Sản phẩm sản xuất tại các quốc gia Hồi giáo không có nghĩa là Halal;
– Nguyên liệu viết bằng tiếng Arab không có nghĩa là Halal;
– Sản phẩm mua từ cửa hàng của người Muslim không có nghĩa là Halal.
Chứng nhận Halal giúp mở rộng cánh cửa cho hàng hóa chất lượng xâm nhập thị trường những quốc gia Hồi Giáo
Lợi ích chứng nhận Halal:
– Là chìa khoá mở cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo.
– Giúp người tiêu dùng quyết định mua hàng nhanh vì nhận biết sản phẩm được chứng nhận Halal,qua đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm có logo Halal như là một bằng chứng về đức tin mà Thượng đế cho phép dùng với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là haram.
– Tại Việt Nam cũng có văn phòng chứng nhận Halal. Chứng chỉ Halal do HCA Việt Nam cấp được chấp nhận trên toàn thế giới. Từ Malaysia và Singapore, đến Ả Rập Saudi, UAE và các nước Trung Đông khác, qua châu Âu và Bắc và Nam Mỹ,..